Trợ Cấp Cho Người Cao Tuổi Từ 1 7 2024

Trợ Cấp Cho Người Cao Tuổi Từ 1 7 2024

Người cao tuổi lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại một điểm chi trả tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Nhiều thành phố có mức trợ cấp cao hơn mức chung

TP.HCM là thành phố thường có mức trợ cấp xã hội tăng cao hơn đáng kể so với mức chung Chính phủ. Gần đây nhất, HĐND TP.HCM thông qua nghị quyết 20/2021 về tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn.

Mức trợ cấp 480.000 đồng/tháng, cao hơn mức 360.000 đồng/tháng của Chính phủ và duy trì đến nay. Đây cũng là mức chuẩn trợ giúp cao nhất so với các địa phương trong cả nước.

Trong khi đó, HĐND TP.HCM đã hai lần ra nghị quyết tăng độ phủ của trợ giúp xã hội đến nhiều nhóm trẻ em và người cao tuổi khác chưa được hưởng trợ giúp xã hội theo nghị định 20/2021 của Chính phủ vào hai năm 2022 và 2023. Mục đích hỗ trợ kịp thời cho bà con sau đại dịch.

TP.HCM mở rộng trợ giúp đến người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên với các tiêu chí như sống đơn thân/neo đơn (là người có chồng, vợ, con, người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng đã tử vong). Hoặc, người cao tuổi sống độc thân, sống với người thân, được đánh giá theo bộ tiêu chí đo lường nghèo đa chiều của thành phố.

TP.HCM cũng tăng hệ số trợ cấp lên 1,5 thay vì 1,0 cho người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trở lên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo bộ tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đang sinh sống tại các địa bàn ở Cần Giờ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết sở sẽ tham mưu cho cấp có thẩm quyền trình HĐND TP Hà Nội tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội tùy điều kiện thực tế.

Trước mắt, HĐND TP có nghị quyết 09/2021 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của TP Hà Nội.

Cụ thể, mức chuẩn trợ giúp xã hội của Hà Nội là 440.000 đồng/tháng. Đây là mức cao hơn chuẩn trợ giúp 360.000 đồng/tháng theo nghị định 20/2021 nêu trên.

Trong đó, ngoài các nhóm trẻ em, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định, có nhóm người cao tuổi thuộc diện hộ cận nghèo, không có người phụng dưỡng, nghĩa vụ chăm sóc…

Theo cơ quan soạn thảo, với mức chuẩn trợ giúp xã hội 500.000 đồng/tháng, trên 3,3 triệu người thuộc nhóm bảo trợ xã hội và 349.000 người hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc được thụ hưởng.

Người cao tuổi nào được tăng trợ cấp?

Bạn đọc Trần Quang Hữu Vinh, 63 tuổi, chia sẻ mức 480.000 đồng/tháng là số tiền phổ biến người cao tuổi được nhận. Do vậy con cái vẫn phải chăm lo cho cha mẹ nên mong Nhà nước tăng thêm để đảm bảo cuộc sống.

Bạn đọc Hoàng Vũ cũng cho rằng với mức nhận được là 480.000 đồng/tháng, chia bình quân 16.000 đồng/ngày rất thấp.

Trong khi đó, độc giả Chúc Thư Hương viết: "Mọi người ơi, má tôi lĩnh tiền bảo trợ xã hội dành cho người cao tuổi (84 tuổi) hằng tháng được 480.000 đồng. Hy vọng Nhà nước sẽ tăng cho những người lớn tuổi".

Về việc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đang lấy ý kiến, hoàn thiện dự thảo nghị định điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội quy định tại nghị định 20 ngày 15-3-2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội.

Theo nghị định 20, người cao tuổi thụ hưởng thuộc các trường hợp sau.

- Nhóm 1, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người nhận nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc người hỗ trợ đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

- Nhóm 2, người cao tuổi đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc nhóm trên đang sống ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

- Nhóm 3, người đủ 80 tuổi trở lên không thuộc nhóm 1, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng.

- Nhóm 4, người cao tuổi thuộc hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện vào cơ sở trợ giúp xã hội song có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Lãnh đạo TP.HCM thăm người cao tuổi trên 90 tuổi. Theo thống kê giai đoạn từ tháng 4-2022 đến tháng 10-2023, TP.HCM trợ cấp cho khoảng 1.800 người cao tuổi, kinh phí hơn 15,6 tỉ đồng - Ảnh: CẨM NƯƠNG