Công Nghệ Làm Cầu Trung Quốc

Công Nghệ Làm Cầu Trung Quốc

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn hiểu kỹ sư công nghệ thông tin là gì?

Kỹ sư công nghệ thông tin hay còn được gọi là kỹ sư máy tính, là những người am hiểu về công nghệ, có kiến thức và trình độ chuyên môn cao liên quan đến công nghệ, sử dụng thành thạo các thiết bị máy tính, có khả năng lập trình, quản lý thông tin, giám sát hệ thống thiết bị máy móc.

Kỹ sư công nghệ thông tin sẽ ít làm việc đơn lẻ mà thông thường sẽ làm việc theo nhóm với các chuyên gia công  nghệ thông tin khác để nghiên cứu và khắc phục các sự cố liên quan đến phần cứng, các hệ thống phần mềm đồng thời triển khai các chương trình máy tính, các hệ lập trình mới cho doanh nghiệp.

Ngoài ra kỹ sư công nghệ thông tin sẽ đóng vai trò là người tham gia vào các công việc liên quan như là thiết kế, lập kế hoạch, triển khai, xử lý sự cố, cập nhật và đưa ra giải pháp sửa chữa khi hệ thống báo lỗi hay có yêu cầu cần thay đổi.

Các nhóm ngành kỹ sư công nghệ thông tin bao gồm:

Cơ hội việc làm của kỹ sư công nghệ thông tin có cao không ?

Thời đại công nghệ 4.0 với mạng lưới các ứng dụng công nghệ tràn ngập toàn thế giới nên việc tìm kiếm một công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin là rất ít. Có người đã cho rằng, cho dù thế giới có xảy ra khủng hoảng thì công nghệ thông tin vẫn sẽ tiếp tục phát triển với ít biến động nhất.

Việc sinh viên ra trường sau khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư thông tin sẽ lo lắng về những lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên kỹ sư công nghệ thông tin có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như là: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, đơn vị trường học, bệnh viện, các viện đào tạo, viện nghiên cứu, các đơn vị sản xuất liên quan đến kỹ thuật máy móc, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị phần cứng và phần mềm, hoặc bạn có thể làm tự do- tự do lựa chọn sáng tạo và làm việc độc lập, nghiên cứu và phát triển hệ thống, xây dựng phần mềm riêng.

Các vị trí bạn có thể tham khảo để định hướng việc làm:

- Kỹ sư thiết kế phần mềm tại các cơ quan, doanh nghiệp, thực hiện việc quản lý và phát triển các ứng dụng phục vụ cho doanh nghiệp bạn làm.

- Kỹ sư vận hành, quản lý và giám sát chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin.

- Kỹ sư xây dựng và phát triển phần mềm website.

- Kỹ sư phân tích dữ liệu và khai thác hiệu quả lao động liên quan đến thiết bị máy móc.

Đây đều là các vị trí công việc phổ biến đối với chuyên ngành của một kỹ sư công nghệ thông tin. Cơ hội việc làm với bạn là vô tận, điều cần nhất là kiến, thức, kỹ năng và thái độ của bạn đối với công việc.

Những kiến thức và kỹ năng cần trang bị để trở thành kỹ sư công nghệ thông tin

- Trang bị kiến thức về lập trình, thiết kế các phần mềm, website, các ứng dụng công nghệ, thiết kế hệ thống, đồ họa ứng dụng, xây dựng các phần mềm hệ thống…

- Các kiến thức liên quan về mạng máy tính, cấu trúc của máy tính, quản trị mạng, quản lý hệ thống mạng…

- Kiến thức về mảng kỹ thuật, cách lắp đặt, sửa chữa các lỗi về hệ thống, lỗi về dữ liệu server, lỗi mạng, …

- Đặc biệt là kiến thức về mặt ngôn ngữ và tiếng Anh sẽ là điển hình. Bởi lẽ hệ thống lập trình luôn được sử dụng tiếng anh để cài đặt chung. Do vậy việc trang bị nền tảng tiếng anh tốt sẽ là lợi thế cho bạn phát triển cơ hội việc làm hơn rất nhiều.

Một người kỹ sư công nghệ thông tin sẽ cần trang bị rất nhiều các kỹ năng không chỉ về mặt chuyên môn mà cả các kỹ năng liên quan nữa. Tiêu biểu là các kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng lập trình: đây là kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất đối với một kỹ sư công nghệ thông tin bởi nó là cái để khẳng định trình độ chuyên môn của họ.

- Kỹ năng quản lý, xử lý vấn đề: trong một vài trường hợp kỹ sư công nghệ nghệ thông tin sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn và trực tiếp quản lý một nhóm nhân viên thiết kế những phần mềm mới, kỹ năng quản lý sẽ được phát huy. Bên cạnh đó trong quá trình làm việc sẽ không khỏi phát sinh những sự cố bất ngờ sẽ xảy đến cho nên việc nắm được kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề nhanh nhạy sẽ giúp ích khá nhiều cho người kỹ sư trong công việc.

- Kỹ năng tính toán: hiểu đơn giản trong công việc sẽ có những hệ phương trình tính toán cần tới sự phân tích và giải đáp kịp thời giúp kỹ sư có được những thông tin và dễ dàng phát triển, thiết kế hệ thống phần mềm mới.

- Kỹ năng giao tiếp: là kỹ năng cơ bản áp dụng cho mọi ngành nghề. Nó là công cụ để trao đổi và tiếp nhận cũng như truyền đạt các thông tin trong quá trình làm việc, giúp các bên dễ dàng tiếp nhận vấn đề một cách chủ động.

- Kỹ năng sáng tạo, luôn học hỏi điều mới: để có thể đạt được những cơ hội, bước tiến mới và có những kỹ năng làm việc giỏi thì người kỹ sư công nghệ cần phải học hỏi không ngừng nghỉ, luôn sáng tạo, có tư duy tốt về mặt kiến thức để rèn luyện và trau dồi bản thân ngày càng tốt hơn.

Nền tảng kỹ năng tốt sẽ là điều kiện để mỗi cá nhân xác định được hướng đi cho mình. Đối với công việc này cũng vậy, khi đã xây dựng nền tảng kỹ năng và kiến thức chuyên môn vững thì những câu hỏi rằng kỹ sư công nghệ thông tin làm gì sẽ không còn là sự lựa chọn khó khăn nữa. Nếu bạn có niềm đam mê với công việc thì hãy học tập và trau dồi kỹ năng ngay từ bây giờ nhé.

Văn hóa 996 ngụ ý thời gian làm việc từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều, 6 ngày mỗi tuần. Mới đây, một chiến dịch trực tuyến đã được tổ chức, khuyến khích nhân viên công nghệ chia sẻ thông tin về giờ làm việc của mình trên bảng tính công khai. Tính đến ngày 13/10, bảng tính đã nhận được hơn 3.500 bản ghi, trong đó có dữ liệu từ những người đang làm cho các hãng Internet lớn như Alibaba, Tencent, ByteDance, Meituan.

Thông tin được chia sẻ bao gồm chức danh công việc, vị trí, thời gian bắt đầu và kết thúc ngày làm việc, giờ ăn trưa, số ngày làm việc mỗi tuần.

Theo một trong những người khởi xướng chiến dịch, bảng tính có tên WorkingTime thu hút hơn 10 triệu  lượt xem. Người này muốn giúp những ai đang tìm việc làm hiểu rõ hơn về văn hóa làm việc trong ngành. Không ai trong nhóm tổ chức tiết lộ tên thật.

Người sáng lập viết: “Làm thêm giờ vẫn thịnh hành với các công ty nội và không bị giám sát, đặc biệt trong số các doanh nghiệp Internet. Chúng tôi hi vọng có thể góp sức tẩy chay 996 và phổ biến 955”.

Trung Quốc liên tục ghi nhận làn sóng phản đối lịch trình làm việc hà khắc của ngành công nghiệp Internet trong vài năm gần đây, các nhà chức trách cũng chỉ trích hiện tượng này nhưng hầu như không có thay đổi.

Năm 2019, một người dùng ẩn danh, tự nhận là nhà phát triển Trung Quốc, phát động cuộc biểu tình trực tuyến trên GitHub, cho rằng bất kỳ ai làm theo 996 sẽ kết thúc cuộc đời trong phòng chăm sóc đặc biệt. Động thái thu hút sự chú ý rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội xứ Trung và khiến một số trình duyệt web phải hạn chế truy cập GitHub.

Tháng 1 năm nay, một nữ nhân viên 22 tuổi tại Pinduoduo chết trên đường đi làm về lúc nửa đêm, tiếp tục làm dấy lên tranh cãi.

Khi Bắc Kinh tăng cường quản lý Big Tech trong năm qua, các nhà chức trách dường như đưa ra lập trường cứng rắn hơn chống lại 996. Vào tháng 8, Tòa án Nhân dân tối cao và Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội ra thông báo chung, nêu chi tiết 10 vụ việc liên quan tới tranh chấp lao động, bao gồm một vụ đuổi nhân viên vì từ chối làm việc 996. Một ủy ban trọng tài xem việc sa thải là vi phạm pháp luật.

Theo luật pháp Trung Quốc, nhân viên được trả lương làm thêm giờ, tối đa 36 giờ/tháng. Tuy nhiên, việc giám sát sử dụng lao động vẫn lỏng lẻo, khiến nhiều người phải chấp nhận làm thêm dù vượt khung.

Bất chấp một số ông lớn hứa hẹn giảm giờ làm, vài nhân viên tiết lộ khối lượng công việc của họ vẫn rất “ác liệt”, thậm chí phải làm cả cuối tuần.