Park Tae-min được xếp hạng trong Top 50 người mẫu nam tại Models.com.
Cách tính lương hưu mới nhất 2024
Cách tính lương hưu hiện nay được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì lao động nam tính thêm 2% và lao động nữ tính thêm 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%;
Nếu người động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75%;
Nếu người lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%:
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Hiện nay, lương hưu cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu? Năm 2023, lương hưu của hàng triệu người dân Việt Nam có sự biến động lớn. Trong đó, có mức lương hưu cao nhất và thấp nhất. Để biết thêm chi tiết, chúng ta hãy tham khảo những thông tin dưới đây:
Để biết mức hưởng lương hưu cao nhất và thấp nhất hiện nay, trước tiên chúng ta cần nắm được cách tính lương hưu hàng tháng. Hiện có 02 cách thức đóng Bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu với các điều kiện khác nhau là đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Dù đóng theo hình thức nào thì cách tính lương hưu cũng bằng tỷ lệ hưởng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ hưởng và mức bình quân tháng đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính khác nhau.
Trường hợp 1: Khi đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và lao động nữ lại khác nhau. Cụ thể: Với lao động Nam, nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì khi đóng đủ 20 năm bảo hiểm thì được hưởng lương hưu bằng 45%. Sau đó, cứ thêm 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 2% đến tối đa là 75%, với lao động nữ thì chỉ cần đóng đủ 15 năm bảo hiểm thì sẽ được hưởng mức lương hưu 45%, sau đó cứ thêm 01 năm thì được hưởng thêm 2% đến tối đa là 75%.
Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động thì mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng. Mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội được tính theo chế độ tiền lương mà người lao động đó tham gia.
Trường hợp 2: Khi đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện, mặc dù công thức tính lương hưu cũng giống như khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng việc tính bình quân thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội được xác định bằng tổng các mức thu nhập tháng đã đóng Bảo hiểm xã hội chia cho tổng số tháng đóng Bảo hiểm xã hội. Trong đó thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội là thu nhập đã được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ban hành tại thời điểm nhận lương hưu.
Căn cứ vào cách tính lương hưu đã nêu ở trên, chúng ta có thể dễ dàng tính được mức lương hưu mà mình sẽ hưởng khi đủ điểu kiện hưởng. Song song với cách tính lương hưu. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng giới hạn mức lương hưu cao nhất và mức lương hưu thấp nhất của người lao động, cụ thể:
Dựa vào cách tính lương hưu có thể thấy tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất của người lao động được tính theo số năm đóng Bảo hiểm xã hội nhưng tối đa chỉ 75%, theo đó mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75% mức bình quân tiền lương trên thu nhập tháng đóng Bảo hiểm xã hội sau khi đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng. Theo thống kê, mức hưởng lương hưu cao nhất hiện nay cả nước là hơn 124 triệu đồng/tháng (tính đến tháng 06/2023). Sau khi Nghị định 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu hàng tháng chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2023 thì mức lương hưu cao nhất sẽ tăng hơn 15 triệu đồng so với mức cũ. Do đó, từ ngày 01/7/2023 mức lương hưu cao nhất là khoản 140 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh mức lương hưu cao nhất, luật Bảo hiểm xã hội cũng giới hạn mức lương hưu tối thiểu không được thấp hơn mức lương hưu cơ sở và không được áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ hưu. Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lưỡng vũ trang từ ngày 01/7/2023 trở đi lương cơ sở đã tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Do đó mức lương hưu thấp nhất từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Có thể thấy mức lương hưu cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch rất lớn. Do đó, câu hỏi đặt ra là làm sao để được hưởng lương hưu cao nhất thì câu trả lời chính là dựa vào các yếu tố mức đóng Bảo hiểm xã hội và số năm đóng Bảo hiểm xã hội. Cụ thể: Đóng càng nhiều, lương hưu càng cao và không quá 20 tháng lương cơ sở. Do đó, để được hưởng lương hưu cao người lao động cần phải đóng bảo hiểm theo mức lương thực nhận không quá 20 lần mức lương cơ sở. Đóng càng lâu, lương hưu càng cao khi số năm đóng Bảo hiểm xã hội của 01 người càng lâu thì kéo theo đó tỷ lệ hưởng cũng cao hơn, cụ thể: Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75% thì lao động nữ phải đóng Bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm, lao động nam phải đóng Bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mức lương hưu cao nhất và mức lương hưu thấp nhất hiện nay.
Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố
Điều kiện và thời điểm người lao động hưởng lương hưu
Về thời điểm hưởng lương hưu, theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, người lao động được hưởng lương hưu khi người lao động thuộc các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với những người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các trường hợp sau đây thì được hưởng lương hưu từ thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do doanh nghiệp lập khi người lao động đó đã đủ các điều kiện hưởng lương hưu:
Người làm việc cho doanh nghiệp theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp với người đại diện của người lao động chưa đủ 15 tuổi);
Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Cán bộ, công chức và viên chức;
Công nhân quốc phòng, công an và những người làm các công tác khác trong các tổ chức cơ yếu;
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an, người làm các công tác cơ yếu và hưởng lương như quân nhân;
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang học và được hưởng sinh hoạt phí;
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Trường hợp 2: Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương thì được hưởng lương hưu từ tháng liền kề khi người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp 3: Đối với người lao động thuộc trường hợp là người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu vào thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đó đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Về điều kiện hưởng lương hưu, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Người lao động thuộc các trường hợp nêu trên (trừ trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an) khi nghỉ việc mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng điều sau đây:
Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Vào năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ là 56 tuổi 04 tháng và nam là 61 tuổi);
Đủ tuổi (trường hợp nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm) và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong các hầm lò;
Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.
Người lao động trường hợp là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện sau đây:
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu;
Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong trường hợp nghỉ hưu sớm và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021);
Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.
Người lao động nữ là công chức xã, cán bộ hoặc hoạt động không chuyên trách ở xã khi nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng lương hưu.