Môi giới tiếng Anh là gì? Môi giới bất động sản trong tiếng Anh là gì? Xin mời bạn khám phá qua những chia sẻ dưới đây!
VNREAL JSC nắm rõ nhiều thông tin bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh
Đội ngũ chuyên gia tư vấn và nhân viên của VNREAL JSC nắm rõ được nhiều thông tin bất động sản giá trị tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó mà VNREAL JSC có thể cung cấp những tư vấn chi tiết, hữu ích và phù hợp nhất.
Môi giới bất động sản tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, người môi giới bất động sản được gọi với cụm từ: real estate broker. Họ chính là những người có kiến thức hoặc chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực mua bán bất động sản.
Nhiệm vụ của một real estate broker chính là tiếp nhận sự ủy thác của người mua hoặc người bán, trợ giúp họ trong thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế, các công việc và nhiệm vụ của người môi giới bất động sản còn rộng lớn hơn nhiều.
Những người môi giới bất động sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết để hỗ trợ bán hoặc mua được nhà
Họ sẽ thực hiện nhiều hoạt động như tư vấn, giới thiệu, quảng bá, tiếp thị bất động sản tới các khách hàng có nhu cầu mua bất động sản. Như vậy, họ chính là trợ giúp cho người bán có thể sang tên được bất động sản người bán sở hữu.
Nhờ có người môi giới bất động sản, giá thành bất động sản cuối cùng sẽ hợp ý cả người mua lẫn người bán. Tại Việt Nam, môi giới bất động sản còn được gọi là cò đất.
Môi giới bất động sản VNREAL JSC
VNREAL JSC là một trong những đơn vị chuyên môi giới bất động sản tại Việt Nam. VNREAL JSC hoạt động chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng lân cận. Đây là một trong những đơn vị được đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả hoạt động.
VNREAL JSC chuyên tư vấn bất động sản cho nhiều đối tượng khách hàng
Hiện nay nhu cầu thuê, mua nhà đất, văn phòng, căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn và tăng dần theo thời gian. Hiểu rõ điều này và mong muốn mang đến sự thuận lợi, tốt đẹp nhất cho khách hàng, VNREAL JSC đã thực hiện tư vấn bất động sản chuyên nghiệp cho nhiều đối tượng khác nhau.
Mục tiêu của đội ngũ tư vấn của VNREAL JSC là nhiều đối tượng khách hàng khác nhau
Trợ giúp nhanh và hoàn thiện các thủ tục cần thiết
Vấn đề giấy tờ và thủ tục chuyển nhượng, sang tên, chủ sở hữu đất, …. luôn khá rắc rối và tốn nhiều thời gian để hoàn thiện. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của VNREAL JSC, quá trình này sẽ được rút ngắn tốc độ. Nhờ vậy, khách hàng tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Trên đây là những chia sẻ liên quan thắc mắc môi giới tiếng Anh là gì, cũng như môi giới bất động sản trong tiếng Anh gọi là gì. Bạn có thể thấy được sự quan trọng và cần thiết của người môi giới trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, cũng như trong mua và bán bất động sản. Vì thế, để đảm bảo hiểu rõ và thuận lợi hơn khi giao dịch bất động sản, xin mời các bạn tham khảo kỹ bài chia sẻ trên.
Combinations with other parts of speech
Kết quả: 418, Thời gian: 0.0239
Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ môi giới trong tiếng Hàn. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ môi giới tiếng Hàn nghĩa là gì.
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản đầy đủ
Để đảm bảo tính hiệu quả, chuyên nghiệp và mang đến chất lượng tốt nhất khi tư vấn, các chuyên gia môi giới bất động sản của VNREAL JSC đều có chứng chỉ hành nghề chính quy.
VNREAL JSC có tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình
Các khâu hoạt động khi tư vấn bất động sản của VNREAL JSC đều rõ ràng và minh bạch, dứt khoát và dễ thực hiện. Nhờ có tác phong chuyên nghiệp này, VNREAL JSC có thể trợ giúp hiệu quả cho những khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.
Khách hàng cũng có thể dễ dàng theo dõi tiến độ hoàn thành dịch vụ. Nhờ vậy góp phần giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng lẫn VNREAL JSC.
VNREAL JSC có tác phong làm việc nhiệt tình và chuyên nghiệp
Thuật ngữ liên quan tới môi giới
Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Hiện nay, các hoạt động trung gian thương mại đang rất phát triển đặc biệt là hoạt động môi giới thương mại. Vậy, môi giới thương mại là gì? Có đặc điểm gì nổi bật so với các hoạt động trung gian thương mại khác?
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, môi giới được hiểu là người làm trung gian để cho hai bên tiếp xúc, giao thiệp với nhau. Tương tự với cách hiểu thông thường về môi giới, tại Điều 150 Luật Thương mại 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được mới giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Môi giới thương mại có những đặc điểm sau:
+ Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân, có đăng kí kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng kí kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của các bên được môi giới. Pháp luật hiện hành không quy định bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không. Trong hoạt động môi giới thương mại, không phải tất cả các bên được môi giới đều có quan hệ môi giới thương mại với bên môi giới mà chỉ bên được môi giới nào kí hợp đồng môi giới với bên môi giới thì giữa họ mới phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Ví dụ: Công ty nhà nước A kí hợp đồng thuê Công ty trách nhiệm hữu hạn B làm môi giới trong việc tiêu thụ sản phẩm do Công ty A sản xuất ra, giữa Công ty A và Công ty B phát sinh quan hệ môi giới thương mại. Công ty B tìm được Công ty C có nhu cầu mua các sản phẩm của Công ty A và giới thiệu Công ty A với Công ty C. Do đó, giữa B và C có thể tồn tại hợp đồng mới giới hoặc không, nếu B và C kí hợp đồng môi giới thì giữa họ cũng phát sinh quan hệ môi giới thương mại.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Nếu họ thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với khách hàng thì họ sẽ trở thành bên đại diện không đúng thẩm quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, Luật thương mại của Việt Nam không cấm bên được mối giới uỷ quyền cho bên môi giới kí hợp đồng với khách hàng. Trong trường hợp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.
+ Nội dung hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Mục đích của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau.
Môi giới thương mại là một hoạt động kinh doanh thuần tuý. Mục đích của bên môi giới thương mại khi thực hiện việc môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên môi giới thông thường được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã giao kết hợp đồng với nhau.
+ Phạm vi của môi giới thương mại theo Luật thương mại năm 2005 được mở rộng chứ không bị bó hẹp như quy định của Luật thương mại năm 1997 chỉ bao gồm những hoạt động môi giới mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại liên quan đến mua bán hàng hoá. Do đó, môi giới thương mại bao gồm tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lời như môi giới mua bán hàng hoá, môi giới chứng khoản, môi giới bảo hiểm, môi giới tàu biển, môi giới thuê máy bay, môi giới bất động sản... Tuy nhiên, Luật thương mại là luật chung điều chỉnh các hoạt động thương mại nên những quy định về môi giới thương mại trong luật này chỉ mang tính nguyên tắc còn các hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực riêng biệt lại được luật chuyên ngành quy định cụ thể. Ví dụ: Môi giới bảo hiếm được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, môi giới hàng hải được quy định trong Bộ luật hàng hải năm 2005.
+ Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới.
Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới, bên môi giới phải là thương nhân còn bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân (vì pháp luật không quy định gì về điều kiện của bên được môi giới). Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới nhằm chấp nối quan hệ giữa các bên được môi giới với nhau. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại không được Luật thương mại năm 2005 quy định.
Luật Thương mại năm 2005 đã bỏ quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng môi giới những xuất phát từ bản chất của quan hệ môi giới và để hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng môi giới, khi giao kết hợp đồng này các bên có thể thoả thuận những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao mà bên môi giơi sẽ được nhận, thời hạn thực hiện hợp đồng môi giới, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng môi giới.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thương mại 2005