Kỳ Thi Tuyển Sinh Trong Tiếng Anh

Kỳ Thi Tuyển Sinh Trong Tiếng Anh

Chứng chỉ B1 Tiếng Anh hiện là yêu cầu bắt buộc đối với đối tượng là cán bộ công chức, học viên cao học, sinh viên xét hồ sơ tốt nghiệp,… Tuy nhiên việc ôn tập và thi chứng chỉ B1 không đơn giản. Đặc biệt với những Anh Chị cần thi chứng chỉ gấp để kịp nộp cho cơ quan, đơn vị.

Cấu trúc đề thi B1 Tiếng Anh có mấy phần?

Hiện nay, tại Việt Nam có 3 loại đề thi chứng chỉ tiếng Anh B1 phổ biến nhất, bao gồm:

Ngoài ra tại một số trường Đại học còn sử dụng đề thi tiếng Anh B1 cao học để tổ chức kỳ thi dành cho đối tượng học viên thạc sĩ. Tuy nhiên các đề thi tiếng Anh B1 sau đại học chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ và không thể thay thế được cho các chứng chỉ khác.

Đề thi B1 Vstep gồm có 4 phần tương ứng với 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Cụ thể cấu trúc đề thi tiếng Anh B1 như sau:

Phần 1: Kỹ năng Nghe: Gồm có 3 phần, 35 câu hỏi, thời gian làm bài 40 phút

Phần 2: Kỹ năng Đọc: Gồm có 4 phần, 40 câu hỏi, thời gian làm bài 50 phút.

Mỗi phần gồm có 1 bài đọc dài khoảng 400-600 từ và 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài đọc. Thí sinh đọc, tổng hợp thông tin và chọn ra phương án chính xác nhất.

Phần 3: Kỹ năng Viết: Gồm có 2 phần, thời gian làm bài 60 phút

Phần 4: Kỹ năng Nói: Gồm có 3 phần, thời gian thi 12 phút

Thí sinh nghe 3-5 câu hỏi từ giám khảo về 1 chủ đề và trả lời trực tiếp giám khảo

Cho một tình huống giả định và 3 giải pháp cho tình huống. Thí sinh chọn giải pháp phù hợp nhất và giải thích lý do

Cho một sơ đồ cây về một chủ đề nhất định, thí sinh dựa vào sơ đồ để thuyết trình về chủ đề đó.

Điểm bài thi được tính trên thang điểm 10, là điểm trung bình của 4 phần thi kỹ năng. Thí sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh B1 khi điểm bài thi từ 4.0/10 trở lên. Với bài thi từ 6.0/10 trở lên, thí sinh sẽ nhận chứng chỉ B2 (tương đương Vstep bậc 4) và nếu từ 8.5/10 trở lên, bạn sẽ đạt chứng chỉ bậc 5 Vstep (C1).

Hiện nay, bài thi chứng chỉ tiếng Anh B1 Vstep là yêu cầu bắt buộc với những đối tượng sau

Thông báo Lịch thi tiếng Anh kỳ thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2024

(Thí sinh phải mang theo bút chì 2B thật đậm để làm bài thi)

2.3. Thí sinh phải thi đủ 4 kỹ năng môn tiếng Anh. Thí sinh vắng thi 1 trong 4 kỹ năng sẽ bị hủy kết quả thi môn tiếng Anh.

PHÂN BỐ GIỜ THI CHI TIẾT TRONG KỲ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

PHẦN THI: Đọc - Viết - Nghe (Reading –Writing -Listening)

7g00: Thí sinh có mặt tại phòng thi

7g15: Cán bộ coi thi (CBCT) gọi thí sinh vào phòng thi

- Kiểm tra giấy báo dự thi và giấy tờ tùy thân của thí sinh.

- Phổ biến nội quy phòng thi cho thí sinh

- Phát phiếu trả lời trắc nghiệm (phiếu TLTN), giấy làm bài tự luận, giấy nháp cho thí sinh.

- CBCT lập biên bản mở đề thi, có đại diện thí sinh ký tên vào biên bản

- CBCT phát đề thi cho thí sinh (đề thi gồm cả 3 phần: Đọc-Viết-Nghe)

- Thí sinh chỉ đọc và kiểm tra nội dung đề thi, không được làm bài thi.

- CBCT hướng dẫn thí sinh ghi và tô mã đề vào phiếu TLTN, giấy làm bài tự luận, giấy nháp và danh sách dự thi.

Bắt đầu tính giờ làm bài thi phần Đọc -Viết (90 phút)

Sau 15 phút kể từ khi bắt đầu tính giờ làm bài phần thi Đọc-Viết, thí sinh không được vào phòng thi.

Hết giờ làm bài phần thi Đọc –Viết

Thí sinh ngồi tại chỗ, bắt đầu đọc đề phần thi Nghe hiều (thí sinh úp phiếu TLTN và giấy làm bài tự luận xuống mặt bàn).

CBCT bật thiết bị phần thi Nghe hiều và bắt đầu tính giờ làm bài phần Nghe hiểu (khoảng 20 phút)

Thí sinh ngồi tại chỗ, úp phiếu TLTN, bài tự luận xuống mặt bàn và chờ CBCT gọi lần lượt từng thí sinh lên nộp bài thi (phiếu TLTN, bài thi tự luận) và đề thi.

- Thí sinh nộp phiếu TLTN, bài thi tự luận và đề thi cho CBCT.

- Thí sinh sau khi nộp bài thi trở lại chỗ ngồi chờ khi có hiệu lệnh của CBCT mới được ra khỏi phòng thi.

PHÂN BỐ GIỜ THI CHI TIẾT TRONG KỲ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC

10g30: Nhóm thí sinh thứ 1 có mặt tại phòng chờ thi (thời gian tập trung của từng nhóm thí sinh xem trong giấy báo dự thi của thí sinh)

Cán bộ coi thi (CBCT) gọi nhóm thí sinh thứ 1 vào phòng chờ thi, kiểm tra giấy báo dự thi và giấy tờ tùy thân của thí sinh.

CBCT phát giấy nháp cho thí sinh và phổ biến qui trình thi Nói cho thí sinh.

Hướng dẫn thí sinh đến phòng hỏi thi:

- 10g40: hướng dẫn 2 thí sinh đầu tiên đến phòng hỏi thi

- 10g50; hướng dẫn thí sinh thứ 3 đến phòng hỏi thi.

- Tuần tự đến hết thí sinh của mỗi phòng hỏi thi (cách khoảng 5-10 phút)

- Cán bộ chấm thi (CBChT) gọi thí sinh thứ 1 lên bốc thăm đề thi

- Thí sinh bốc thăm đề thi và trở vể chỗ ngồi chuẩn bị bài thi khoảng 5-7 phút (thí sinh được phép đổi đề thi 1 lần)

- CBChT gọi thí sinh thứ 1 lên hỏi thi, đồng thời bật thiết bị ghi âm

- CBChT gọi thí sinh thứ 2 lên bốc thăm đề thi (giờ phát đề cho thí sinh thứ 2 do CBChT qui định)

- Kết thúc giờ thi của thí sinh thứ 1.

- Gọi thí sinh thứ 3 lên bốc thăm đề thi (giờ phát đề cho học viên thứ 3 do CBCT qui định)

Tuần tự gọi thí sinh còn lại theo danh sách dự thi trong phòng thi (cách khoảng 10 phút)

Tiếp tục phần thi Nói đối với thí sinh tiếp theo trong danh sách.

Thí sinh chỉ ra khỏi phòng thi khi được sự cho phép của CBChT và theo hướng dẫn của giám sát phòng thi.

4. DANH SÁCH THI: FILE ĐÍNH KÈM

Cùng học thêm một số từ vựng liên quan đến các kỳ thi (exam) nè!

- kỳ thi chuyển cấp: transition exam

- kỳ thi đại học: university exam

- kỳ thi học sinh giỏi quốc giá: national good student exam

- kỳ thi học sinh giỏi: good student exam

- kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: national high school exam

- kỳ thi tốt nghiệp THPT: high school graduation exam

- kỳ thi tốt nghiệp: graduation exam

- kỳ thi tuyển sinh đại học: college entrance exam

- kỳ thi tuyển sinh: enrollment examination

nghĩa là:" Kì thi chọn học sinh tốt".

Năm 2007, năm gần nhất có dữ liệu tổng thể, một cuộc điều tra toàn quốc, được tiến hành hai năm một lần bởi Các Trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) và có những mẫu đại diện của các học sinh trung học Hoa Kỳ, thấy rằng 5.9% học sinh mang theo một loại vũ khí (như súng, dao, vân vân) vào trường học trong 30 ngày trước thời điểm điều tra.

In 2007, the latest year for which comprehensive data were available, a nationwide survey, conducted biennially by the Centers for Disease Control and Prevention (CDC) and involving representative samples of U.S. high school students, found that 5.9% of students carried a weapon (e.g. gun, knife, etc.) on school property during the 30 days antedating the survey.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

Dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 của ĐHQGHN có 6 điểm mới.

Những điểm mới gồm: cấu trúc đề thi mới (phần khoa học hoặc ngoại ngữ); số lượng câu hỏi và cách đặt câu hỏi trong mỗi chủ đề; câu hỏi gắn với tình huống thực tiễn, tác phẩm ngoài SGK; câu hỏi chùm xuất hiện trong tất cả các phần thi; thí sinh được lựa chọn phần thi thứ ba; điều chỉnh lịch thí sinh đăng ký dự thi lần đầu để giảm nghẽn mạng như năm ngoái.

Cụ thể theo GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐHQG Hà Nội), cấu trúc đề thi tham khảo đánh giá năng lực năm 2025 gồm 50 câu hỏi toán học và xử lý số liệu, 50 câu hỏi thuộc lĩnh vực văn học - ngôn ngữ. Đây là hai phần thi bắt buộc của bài thi HSA.

Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU).

Câu hỏi trong đề thi HSA có khoảng 75% là câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 25% câu hỏi điền đáp án.

Nếu năm ngoái, câu hỏi chùm chỉ xuất hiện ở phần thi ngôn ngữ, từ năm 2025, đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội bổ sung câu hỏi chùm trong tất cả các phần thi, chủ đề thi. Câu hỏi chùm gồm đầu bài chung và các câu hỏi riêng phát triển đánh giá năng lực thí sinh từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.

Câu hỏi chùm sẽ khai thác nguồn dữ kiện phong phú, đánh giá tư duy học sinh theo từng lĩnh vực và xuyên lĩnh vực. Đây là những thay đổi về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực.

Đặc biệt năm 2025, câu hỏi trong đề thi sẽ không sắp xếp từ dễ đến khó mà được xáo trộn một cách ngẫu nhiên theo ma trận cố định.

Trước đó, ĐH Quốc gia TPHCM công bố những điểm mới trong kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) năm 2025.

Theo đó, từ năm 2025, cấu trúc bài thi ĐGNL được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể, đề thi ĐGNL từ năm 2025 của đơn vị này vẫn bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy.

Đề thi năm 2025 sẽ giữ cấu trúc phần sử dụng ngôn ngữ và toán học, đồng thời tăng số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.

Điểm thi được quy đổi theo từng phần. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa từng thành phần của bài thi được thể hiện trên phiếu điểm gồm: tiếng Việt là 300 điểm, tiếng Anh là 300 điểm; Toán học là 300 điểm và Tư duy khoa học là 300 điểm.

Theo ĐH Quốc gia TPHCM, đề thi từ năm 2025 nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển được thí sinh phù hợp; đồng thời, đảm bảo tính công bằng, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh, ngay cả khi các em chọn những môn học khác nhau ở bậc THPT. Cách tiếp cận với đề thi này còn phù hợp với định hướng tuyển sinh theo phương thức kết hợp của các đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TPHCM.

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Bách khoa Hà Nội (Ảnh: Duy Thành).

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3-4 kíp thi tại 30 điểm. Như vậy so với năm ngoái, năm 2025 ĐHBK Hà Nội giảm 3 đợt thi.

Ngoài các điểm thi trước đây, năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) Hà Nội mở thêm điểm thi mới để hỗ trợ các em học sinh ở các tỉnh vùng Tây Bắc (điểm thi tại tỉnh Lào Cai).

Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi. Thông tin cụ thể các đợt thi như sau:

Đợt 1: Ngày thi 18-19/1/2025, ngày mở đăng ký 1-6/12/2024

Đợt 2: Ngày thi 8-9/3/2025, ngày mở đăng ký 1-6/2/2025

Đợt 3: Ngày thi 26-27/4/2025, ngày mở đăng ký 1-6/4/2025

Hệ thống đăng ký thi TSA tại: https://tsa.hust.edu.vn

Bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội gồm 3 phần: Tư duy toán học, tư duy đọc hiểu và tư duy khoa học/giải quyết vấn đề. Đây là 3 phần thi độc lập.

Công bố mới nhất của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 diễn ra ngày 17-18/5/2025 (rơi vào thứ bảy và chủ nhật). Công bố điểm thi trước 15/6/2025.

Đặc biệt, điểm mới từ năm 2026, dự kiến kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (SPT) sẽ bổ sung các môn giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Thời gian đăng ký dự thi: Từ ngày 15/3 đến ngày 15/4/2025 tại một trong bốn điểm thi: Trường ĐHSP Hà Nội; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Quy Nhơn; Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng.

Thí sinh được đăng ký thi các môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lí và sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngànhđào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.

Mỗi trường đại học quy định số lượng và tổ hợp môn thi khác nhau để lấy kết quả thi, xét tuyển vào các ngành đào tạo.

Vì vậy, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để đăng kí đúng và đủ số môn thi, phù hợp với nguyện vọng xét tuyển.

Môn Tiếng Nhật sẽ được đưa vào kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học tới, nâng tổng số môn ở kỳ thi này lên 13.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 23/8 cho biết thông tin trên.

Việc này xuất phát từ đề nghị của 9 địa phương, gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Bắc Giang, Bình Thuận và Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là những nơi đào tạo môn Tiếng Nhật ở bậc phổ thông.

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia trước đó có 12 môn, là Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Theo quy chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền điều chỉnh số môn thi. Thông thường, một môn mới được đưa vào khi có ít nhất 5 đơn vị đăng ký trở lên. Học sinh đạt giải quốc gia được Bộ cấp giấy chứng nhận và xét tuyển thẳng vào đại học. Ngoài ra, hầu hết địa phương có chính sách khen thưởng với mức 10-100 triệu đồng, tùy thành tích.

Một lớp học tiếng Nhật. Ảnh: Trung tâm tiếng Nhật Kosei

Năm học vừa qua, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT có hơn 5.800 thí sinh đến từ 70 đoàn. Mỗi đơn vị được cử tối đa 10 thí sinh ở mỗi môn, riêng TP HCM và Hà Nội là 20.

Gần 3.360 em đạt giải, chiếm tỷ lệ 55,79%. Mức này tăng 6% so với năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức 60% tổng thí sinh như trong quy chế mới. 10 tỉnh, thành dẫn đầu về số giải gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nam Định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết kỳ thi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và học phát huy năng lực sáng tạo, góp phần thúc đẩy và cải thiện chất lượng giáo dục. Qua đây, Bộ tuyển chọn học sinh để bồi dưỡng, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực.

Hồi tháng 6, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo từ năm nay, họ sẽ loại bỏ những câu hỏi dùng kiến thức ngoài sách giáo khoa để đánh đố học sinh khỏi đề thi đại học của Hàn Quốc. Đề thi sẽ chỉ gồm những câu hỏi liên quan đến kiến thức được giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông.

Những thay đổi trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol muốn mang lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người. Trao đổi với báo chí, Tổng thống đặt câu hỏi: “Nếu bài thi yêu cầu thí sinh phải có nhiều kiến thức nền và giải đáp những nội dung không có trong chương trình giáo dục công thì đồng nghĩa khiến thí sinh phụ thuộc hoàn toàn vào các lò luyện thi hay sao?”.

Bộ Giáo dục đã thành lập Ủy ban Suneung vào đầu năm 2023, hoạt động song song với các ủy ban thi cử đã tồn tại từ trước để thiết kế và đánh giá lại các câu hỏi trong đề thi đại học. Ủy ban Suneung gồm 25 giáo viên trung học đương nhiệm với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên, các thầy cô chưa có kinh nghiệm ra đề thi nhằm mang lại những góc nhìn mới về cách ra đề.

Dù vậy, vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng đề thi sẽ trở nên quá dễ dàng nếu thiếu những câu hỏi “sát thủ”, từ đó không thể đánh giá, phân loại thí sinh một cách chuẩn xác.

Đơn cử, số học sinh trên toàn quốc đạt điểm tuyệt đối trong bài thi thử môn Toán vào tháng 9, trong đó đề thi không có câu hỏi khó, là 2.520 em. Con số này cao gấp 2,7 lần so với số học sinh đạt điểm tuyệt đối trong bài thi Toán Suneung năm ngoái, là 937 học sinh.

Hôm 7/11, Bộ Giáo dục thống kê số thí sinh đăng ký dự thi năm nay là 504.588 em, giảm 3.442 so với năm 2022. Trong đó, 326.646 học sinh tốt nghiệp trung học, chiếm 64,7%. Còn 159.742 thí sinh thi lại, chiếm 31,7%.

Dù tổng số thí sinh tham dự kỳ thi giảm đáng kể, số thí sinh thi lại đã tăng 12,2% so với năm ngoái. Tỷ lệ thí sinh thi lại và nộp đơn dự thi không phải là học sinh tốt nghiệp trung học hiện chiếm 35,3% trên tổng số thí sinh.

Kết quả trên đánh dấu số lượng thí sinh thi lại cao nhất trong 28 năm qua, tính từ năm 1996. Dự đoán đề thi Suneung năm nay sẽ dễ hơn bình thường có thể đã góp phần làm tăng số lượng người thi lại.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, số lượng thí sinh thi lại tăng cao có thể do các trường y nâng chỉ tiêu tuyển sinh. Nhiều thí sinh thi lại có thể đang học đại học nhưng muốn thi lại vào trường y, vốn có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất cả nước.

Suneung, hay CSAT, là kỳ thi tuyển sinh đại học của Hàn Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi môn Tiếng Hàn, Tiếng Anh, Toán, Lịch sử, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và có thể tự chọn môn Ngoại ngữ 2 (tiếng Đức, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Ả Rập hoặc Tiếng Việt).

Để tham dự kỳ thi Suneung, học sinh Hàn Quốc phải chuẩn bị từ rất sớm và tham gia các lò luyện thi đại học tư nhân với học phí đắt đỏ. Việc loại bỏ câu hỏi “sát thủ” khỏi đề thi đại học nằm trong kế hoạch của Tổng thống Yoon Suk Yeol làm giảm phụ thuộc vào các trung tâm luyện thi.

Các đề thi B1 Tiếng Anh Vstep, B1 châu Âu và B1 Quốc tế Giống và khác nhau thế nào? Download bộ đề thi tiếng Anh B1 có đáp án ở đâu? Để giúp học viên khỏi bỡ ngỡ trước khi bước vào kỳ thi B1, Trang Tuyển Sinh xin giới thiệu tới bạn cấu trúc đề thi B1 tiếng Anh chi tiết, cùng nguồn đề thi tiếng Anh trình độ B1 chất lượng theo từng dạng đề thi trong bài viết dưới đây!