Theo từng mốc thời gian, bảng cân nặng trẻ sơ sinh cũng như sự thay đổi chiều cao ở trẻ sẽ có sự thay đổi. Để cha mẹ đánh giá được sự phát triển của con yêu, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ.
Sự quan tâm của các bậc phụ huynh
Theo một số nghiên cứu cho thấy, những trẻ thường xuyên nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé như trên, bố mẹ cần xác định xem con đang ở độ tuổi nào rồi đối chiếu với các chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ tương ứng với giới tính.
Mỗi cột chiều cao, cân nặng tương ứng, đều có 3 thông số. Cụ thể:
• -2SD: Trẻ suy dinh dưỡng (thiếu cân hoặc thấp còi)
• TB: Chiều cao và cân nặng của trẻ đạt chuẩn trung bình
• +2SD: Thừa cân béo phì (dựa theo cân nặng) và rất cao (dựa theo thông số chiều cao)
Với một mỗi bé, bố mẹ cần căn cứ vào cả cân nặng và chiều cao để đánh giá con đang ở mức độ tăng trưởng nào. Chẳng hạn, về cân nặng, bé nằm ở mức -2SD, nhưng chiều cao tương ứng TB hoặc +2SD thì con được xét vào trường hợp suy dinh dưỡng nhẹ cân.
Phải làm gì nếu con không đạt chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ?
Nuôi con phát triển khỏe mạnh và thông minh là điều mà bậc cha mẹ nào cũng muốn. Song, không phải bé nào cũng đạt theo bảng chiều cao cân nặng lý tưởng.
Nếu sau khi đã đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam và thấy con không đạt chuẩn (thiếu hoặc thừa), bố mẹ cần xem xét lại các vấn đề sau:
• Chế độ dinh dưỡng của bé đã hợp lý hay chưa.
• Thời gian và cường độ vận động của trẻ như thế nào, có cần điều chỉnh hay không.
• Khả năng miễn dịch của bé ra sao, những bệnh gì trẻ đang mắc phải, có cần đi khám hoặc có sự can thiệp của bác sĩ hay không.
• Tình trạng thiếu cân, thừa cân hoặc thấp còi của trẻ có nghiêm trọng hay không.
Một khi bố mẹ tìm ra được căn nguyên của vấn đề, sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm giúp con đạt được sự phát triển theo đúng chuẩn. Hậu quả của việc suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc béo phì về lâu dài đều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Vì thế tuân thủ chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ là điều nên làm.
Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến con không đạt được sự phát triển chiều cao và cân nặng đúng theo độ tuổi. Từ việc so sánh, đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái, bố mẹ không chỉ đánh giá được sự phát triển của con mà còn có chế độ chăm sóc phù hợp.
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn dành cho bé gái
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Bạn có thể đối chiếu chiều cao và cân nặng bé gái căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng này để có thể nhận biết được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh
Thông thường, bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho trẻ sơ sinh thường được chi phối bởi các yếu tố dưới đây:
Bé sẽ nhận được những đặc điểm thừa hưởng từ gen di truyền của bố, mẹ khi vừa mới sinh ra. Chính vì vậy, yếu tố di truyền thường tác động đến sự phát triển ở trẻ. Mặc dù vậy, trẻ chỉ thường chịu tác động khoảng 23% yếu tố di truyền chiều cao từ bố, mẹ.
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu như trẻ bị suy dinh dưỡng thì quá trình phát triển thể chất sẽ chậm dần.
Điều này khiến cho độ chắc khỏe của răng, mật độ xương và kích thước của những cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì những yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai
Đối với bé trai, dưới đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bạn hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của trẻ căn cứ vào bảng cân nặng chuẩn của bé này:
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO
Vì sao cần theo dõi bảng chiều cao cân nặng bé trai và bé gái dưới 10 tuổi? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ khi sinh ra tới lúc bé 10 tuổi, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ chiều cao và cân nặng của con.
Bởi những chỉ số này cho thấy bé có sự tăng trưởng và phát triển theo đúng chuẩn hay không. Thông số về chiều cao cân nặng của trẻ cũng giúp bố mẹ xác định các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng và sức khỏe, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Đây là bảng chiều cao cân nặng bé gái và bé trai theo chuẩn WHO và cũng là bảng chiều cao cân nặng của trẻ viện dinh dưỡng đưa ra căn cứ vào thể trạng người Việt. Muốn biết bé có sự tăng trưởng và phát triển đúng chuẩn hay không, bố mẹ chỉ cần căn cứ vào bảng nêu trên.
Như vậy, từ khi bé sinh ra tới năm 10 tuổi, bố mẹ cần theo dõi sát sao theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 10 tuổi như trên. Cụ thể, theo các chuyên gia, có những mốc quan trọng sau không được bỏ qua:
• Đối với trẻ từ 0 đến 2 tuổi: một đến hai tuần sau khi sinh, lúc hai, bốn, sáu, chín, 12, 18 và 24 tháng.
• Với trẻ lớn: mỗi năm một lần đối với trẻ trên 2 tuổi và thanh thiếu niên.
Ngoài ra, việc kiểm tra chiều cao và cân nặng cũng nên thực hiện trong những lần con đi tiêm phòng hoặc khám – chữa bệnh.
Những bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến bảng cân nặng trẻ sơ sinh
Đối với những trẻ bị khuyết tật, mắc bệnh lý mãn tính hay đã từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất ở trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ.
Nguyên tắc đo cân nặng cho bé trai bé gái
Tùy vào điều kiện, có thể sử dụng cân điện tử, cân lòng máng, cân đồng hồ… để đo cân nặng cho bé. Cân phải có độ nhạy (dễ dàng về 0) và đảm bảo độ chính xác. Nguyên tắc cân cho trẻ như sau:
• Trẻ sơ sinh nên được cân khi không mặc quần áo trên cân điện tử hoặc cân lòng máng đã được hiệu chuẩn.
• Chỉ nên sử dụng loại cân có trọng lượng tối đa 20kg.
• Cho bé đứng vững trên cân điện tử hoặc cân đồng hồ.
• Không đi giày dép, mặc quần áo mỏng nhẹ.
• Trọng lượng được ghi chính xác đến 0,1kg.
Với những bé chưa đứng vững, có thể cân theo cách để người lớn bế và trừ đi cân nặng của người bế bé để ra số cân của trẻ. Nếu sử dụng các loại cân treo, cần gia cố chắc chắn để không gây nguy hiểm cho bé.
Chăm sóc sức khỏe khi mẹ bầu mang thai và cho con bú
Việc chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai và cho con bú đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu như mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, stress thì sẽ khiến cho trí tuệ và kỹ năng vận động sẽ trở nên kém hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn mang thai, thai phụ nên được bổ sung các loại khoáng chất và vitamin cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Vận động và hoạt động thể chất điều độ
Việc lười vận động và kém hoạt động thể chất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh và cơ xương khớp ở trẻ. Chính vì vậy, trẻ nên tập luyện nhiều bộ môn thể thao để nhằm tăng trưởng cả chiều cao và cân nặng. Đối với những trẻ bị thừa cân, béo phì, việc vận động tích cực sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế được những biến chứng nguy hiểm trong cả ngắn và dài hạn do tình trạng béo phì, thừa cân gây nên.
Để đảm bảo cho cơ thể của trẻ được phát triển toàn diện một cách ổn định, các bậc cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại khoáng chất, vitamin cần thiết như kẽm, lysine, vitamin A, vitamin nhóm B, crom… sử dụng sữa tăng sức đề kháng nhằm giúp trẻ được ăn ngon, có sức đề kháng tốt.
Có thể nói rằng, tăng trưởng cả chiều cao, cân nặng cho trẻ sơ sinh là điều kiện rất cần cho sức khỏe nhưng vẫn chưa đủ trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, ngoài việc phát triển chiều cao và cân nặng, các bậc cha mẹ nên chăm lo đến sức khỏe trí tuệ và đời sống tinh thần của con để con có thể phát triển toàn diện.
Trên đây là bảng theo dõi, chiều cao cân nặng của trẻ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo nhằm đánh giá, theo dõi sự phát triển của trẻ. Nếu còn bất kì điều gì thắc mắc, băn khoăn... xin vui lòng liên hệ, chia sẻ và trao đổi với chúng tôi để được làm rõ vấn đề nhé.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ là thước đo giúp bố mẹ có thể đối chiếu, kiểm tra xem con có tăng trưởng và phát triển theo đúng chuẩn hay không. Đây là thước đo được WHO – Tổ chức Y tế thế giới xây dựng cho trẻ theo từng giai đoạn.