Cà Phê Việt Nam Xuất Khẩu Đi Đầu

Cà Phê Việt Nam Xuất Khẩu Đi Đầu

Việt Nam lần đầu xuất khẩu cà phê đặc sản sang Nhật Bản vào ngày 5/7 sắp tới. Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Daklak) – Chủ nhân của lô hàng lần này đã chinh phục được vị khách Nhật Bản nhờ hạt cà chất lượng, đầy tiềm năng. Cùng 43 Factory Coffee Roaster tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Cà phê đặc sản chịu nhiều điều kiện khắt khe

Để được gắn nhãn cà phê đặc sản (specialty coffee), hạt cà phê cần đáp ứng các tiêu chí về điểm theo thang SCA (Hiệp hội Cà phê Đặc sản Hoa Kỳ) cũng như vùng trồng, điều kiện canh tác. Những lô cà đạt trên 80 điểm có hương vị đặc trưng của nơi nó lớn lên, tạo nên sự hấp dẫn khó chối từ.

Tại Việt Nam, khái niệm cà phê đặc sản còn khá mới lạ, không được nhiều người biết đến và không phải nơi nào cũng có thể tạo ra loại cà phê này. Lô cà phê đặc sản xuất khẩu lần này được tạo ra tại Hợp tác xã Eatan – Krongnang với sự cố gắng của nhân sự Simexco Daklak.

Lô cà phê đặc sản đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngày 5/7/2023, công ty Simexco Daklak sẽ xuất khẩu lô container cà phê đặc sản đầu tiên sang thị trường khó tính Nhật Bản. Hợp tác xã Eatan – Krongnang có cao trên 800m so với mặt nước biển với sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày ban đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cho ra sản phẩm chất lượng.

Khi chín, cà phê được hái thủ công bằng tay 100% rồi được chế biến, rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.

Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.

Khác với các sản phẩm thường, khách hàng mua cà phê đặc sản có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng lô hàng. Trước khi xuất lô hàng này, Simexco đã mất nhiều năm để khách hàng thử nghiệm và duyệt mẫu.

Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 – 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 – 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 – 2022 đạt 24.160 tấn.

Lô hàng xuất khẩu lần này là tín hiệu đáng mừng, có ý nghĩa lớn, không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Nếu các bạn yêu thích cà phê đặc sản, hãy đến XLIII Coffee (tiền thân là 43 Factory Coffee Roaster) để thưởng thức ngay nhé!

Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc thông tin về lô cà phê đặc sản đầu tiên mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin thú vị!

– Người nông dân nhận được bao nhiêu tiền trên một tách cà phê?

– Đừng uống cà phê và đi bộ cùng lúc nếu không muốn tìm nhà vệ sinh gấp

– Chỉ dẫn địa lý cà phê – Bước tiến mới nâng tầm giá trị ngành cà phê

Sáng 4/10, Phúc Sinh Group công bố nhận được khoản tài trợ không hoàn lại cao kỷ lục từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) - được quản lý bởi Ngân hàng Phát triển Hà Lan(FMO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại HàLan (WWF-Hà Lan) và Quỹ Quản Lý Khí Hậu (CFM).

Khoản tài trợ này lên tới 575.000 EUR (hơn 15 tỷ đồng), trong đó, tiền mặt chiếm khoảng 75% (hơn 431.000 EUR), còn lại là sự hỗ trợ kỹ thuật để triển khai các dự án. Đây là khoản tài trợ lớn nhất mà DFCD từng dành cho một công ty tại Việt Nam.

Phúc Sinh sẽ sử dụng nguồn tài trợ để tiếp tục mở rộng các dự án phát triển bền vững, bao gồm các sáng kiến chống phá rừng và tuân thủ các tiêu chuẩn ESG quốc tế, đặc biệt ở các thị trường khó tính như châu Âu. Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group, nhấn mạnh: "Việc nhận được hai khoản tài trợ lớn từ các quỹ quốc tế trong thời gian ngắn là minh chứng cho sự minh bạch và định hướng phát triển bền vững mà Phúc Sinh kiên định theo đuổi".

Phúc Sinh đã bắt đầu thực hành ESG từ năm 2010, khi khách hàng tại Hà Lan đề cập về yêu cầu chứng nhận phát triển bền vững trên các sản phẩm. Mặc dù gặp thất bại trong những năm đầu, công ty đã kiên trì và dần thành công, xây dựng một hệ sinh thái bền vững với sự gắn bó lâu dài cùng nông dân.

Phúc Sinh theo đuổi mô hình "contract farming" – hợp đồng sản xuất với nông dân thay vì sở hữu đất đai. Ông Phan Minh Thông cho biết, triết lý bền vững của công ty nằm ở việc xây dựng một cộng đồng tin tưởng và gắn bó lâu dài với Phúc Sinh, không chỉ dựa trên sự hợp tác kinh tế mà còn về môi trường và xã hội. "Mình xây dựng một cộng đồng bền vững, người dân tin tưởng đi theo mình và mình gắn bó lâu dài với họ, mình sống với con người, với sông suối núi đồi nhiều chục năm... thì đó chính là triết lý bền vững của Phúc Sinh", ông Thông chia sẻ.

Ông Albert Bokkestijn, Quản lý Dự án SNV-DFCD, nhận xét các vùng sản xuất cà phê của Việt Nam dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, và nhiều nông dân không có sự chuẩn bị cho những tác động này. Phúc Sinh, với phương châm đồng hành cùng nông dân và tuân thủ các biện pháp quản lý của Rainforest Alliance (RA), sẽ hỗ trợ đáng kể cho nông dân trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và các thách thức thị trường.

Phúc Sinh hiện là một trong những công ty xuất khẩu hàng đầu Việt Nam về cà phê và hạt tiêu, chiếm 30% tổng lượng cà phê xuất khẩu RFA từ Việt Nam. Khoản tài trợ từ DFCD sẽ giúp công ty tiếp tục phát triển bền vững, đồng thời tăng cường vị thế dẫn đầu trong ngành xuất khẩu nông sản.

Phúc Sinh Group được thành lập vào năm 2001 với định hướng xuất khẩu nông sản chế biến sâu, doanh nhân Phan Minh Thông là một trong những người tiên phong mở ra con đường mới, tư duy mới trong xuất khẩu nông sản. Hiện tại, Phúc Sinh đang là tên tuổi dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn. Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT của công ty được biết đến với tên gọi 'vua tiêu'.

Sự thành công từ hồ tiêu đã mở ra cơ hội để ông Thông có đủ vốn đầu tư nhà xưởng chế biến. Năm 2004 (khi Phúc Sinh mới vỏn vẹn 3 năm tuổi), nhà máy Hồ tiêu Vietspices (tỉnh Bình Dương) - nhà máy đầu tiên của công ty ra đời với diện tích 8.000m2, sau 10 năm thì mở rộng lên đến 60.000m2.

Cũng từ đây, hệ sinh thái của Phúc Sinh liên tục được mở rộng với sự ra đời của hàng loạt thành viên như: CTCP Gia vị Việt Nam (thành lập năm 2005), CTCP Cà Phê Phúc Sinh (năm 2009), CTCP Phúc Sinh Đắk Lắk (năm 2014), CTCP Phúc Sinh Sơn La (năm 2017).

Kết thúc năm 2023, Phúc Sinh đứng đầu top 20 doanh nghiệp xuất khẩu gia vị sang thị trường châu Âu, với thị phần 15,1% (năm 2022 công ty đạt thị phần 8,4%). Không chỉ dẫn đầu, Công ty Phúc Sinh còn có đơn vị thành viên là Công ty Phan Minh Thông cũng lọt vào top 20 doanh nghiệp xuất khẩu này. Về cà phê, CTCP Phúc Sinh cũng đứng trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân sống.

Vào ngày 19/3 vừa qua, tại Gia Lai, 2 container với khối lượng khoảng 40 tấn cà phê nhân hữu cơ đã chính thức lên đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Sau hai năm đàm phán, lô hàng cà phê hữu cơ đầu tiên của nước ta đã chính thức tiếp cận được với thị trường được xem là khó tính nhất nhì thế giới.

Doanh nghiệp xuất khẩu là Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Đây là doanh nghiệp dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu cà phê nhân sống trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê năm nay (từ tháng 10/2023 đến tháng 2/2024) với 81.025 tấn (theo số liệu của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam). Năm 2016, Công ty TNHH Vĩnh hiệp đã đầu tư chuyển đổi 42 ha đất canh tác cà phê truyền thống sang mô hình hữu cơ tiêu chuẩn USDA của Mỹ. Đây được xem là một bước đi đột phá khi chi phí đầu tư phát triển trang trại hữu cơ là rất lớn. Trải qua quá trình phát triển và cập nhật các tiêu chuẩn, đến năm 2022, doanh nghiệp đã tiến hành triển khai đàm phán với các đối tác Nhật Bản. Sau 2 năm đàm phán, lô hàng cà phê hữu cơ đầu tiên của Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với giá bán cao hơn cà phê thông thường 35%.   Cà phê vốn được biết đến là loại đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là cà phê thông thường, nhu cầu về cà phê hữu cơ ngày một tăng cao. Dữ liệu từ Data Bridge Market Research (Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu uy tín) cho biết, thị trường cà phê hữu cơ toàn cầu trị giá 6,8 tỷ USD vào năm 2021 và đự kiến sẽ đạt trị giá 12,96 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ CAGR là 8,40% trong giai đoạn dự báo 2022-2029. Cũng theo đơn vị nghiên cứu này, một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường là nhận thức ngày càng tăng về lợi ích của thực phẩm và đồ uống hữu cơ trên toàn thế giới. Những lợi ích sức khoẻ liên quan và xu hướng tiêu thụ cà phê hữu cơ mới nổi đang thúc đẩy nhu cầu về cà phê hữu cơ trên toàn thế giới.   Dư địa thị trường lớn là vậy nhưng thực trạng phát triển cà phê hữu cơ hiện nay ở Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm gần 2% trên tổng sản lượng toàn cầu. Lý do chủ yếu do nông dân Việt Nam đã quen với phương thức canh tác truyền thống, chăm sóc phân bón vô cơ để tăng năng suất, sản lượng. Mặc dù chiếm thị phần ít nhưng có một tín hiệu đáng mừng đó là người tiêu dùng thế giới đang dần biết đến thương hiệu cà phê hữu cơ của Việt Nam. Đây có thể xem là bước đệm quan trọng để các công ty xuất khẩu cà phê nước ta mạnh dạn đầu tư trang trại theo mô hình hữu cơ để đáp ứng xu hướng của thị trường toàn cầu trong thời gian tới.   Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản 111 nghìn tấn cà phê, tương đương trị giá đạt 319,01 triệu USD, tăng 1,525 về lượng và tăng 14,92% về trị giá so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 7,52% trong tổng kim ngạch cà phê của nước ta xuất khẩu ra thế giới và chiếm tỷ trọng 1,37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang Nhật Bản. Theo số liệu mới nhất tính đến tháng 2/2024, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản tổng 23,4 nghìn tấn cà phê, tương đương mức trị giá đạt 81,9 triệu USD, tăng 53,94% về lượng và tăng 108,55% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.   Kể từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường cà phê liên tục chứng kiến sự biến động về giá theo xu hướng tăng và hiện đang thẳng tiến tới mốc 100.000 đồng/kg. Nhận định về thị trường, ông Thái Như Hiệp (Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam) cho biết: “Giá cà phê tăng nhanh đột biến như vừa qua là do thiếu hụt nguồn cung toàn cầu. Đây được xem là sự kiện có tính ngắn hạn, cục bộ. Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới cả về sản lượng xuất khẩu và chất lượng cà phê Robusta. Tuy nhiên, không nên vì những biến động tạm thời của thị trường mà bỏ qua chất lượng canh tác, chạy theo giá bán và sản lượng, ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê Robusta Việt Nam”.