Thạc Sĩ Ở Việt Nam

Thạc Sĩ Ở Việt Nam

Học Thạc sĩ là chương trình học phổ biến được nhiều người lựa chọn hiện nay sau tốt nghiệp hoặc một vài năm đi làm. Thế nhưng trong quá trình tìm hiểu học Thạc sĩ, sinh viên/người muốn học luôn có hai thắc mắc là: “Học Thạc sĩ ở đâu uy tín? Chi phí học Thạc sĩ tại Việt Nam có đắt không?”. Giải đáp cho các thắc mắc này sẽ được nêu chi tiết dưới bài viết, theo dõi đến cuối để hiểu rõ hơn.

Chi phí học Thạc sĩ Kinh doanh tại Việt Nam

Một trong những điểm chú ý khác ảnh hưởng đến quyết định học Thạc sĩ là vấn đề chi phí.

Theo như con số trung bình được công bố gần đây, khóa học Thạc sĩ tại các trường Việt Nam 100% dao động từ 50 – 70 triệu và một khóa tại trường liên kết với nước ngoài dao động từ 100 – 300 triệu. Mỗi trường sẽ có một mức học phí khác nhau tùy vào cam kết đầu ra và chất lượng giảng dạy. Nhưng nhìn chung, các trường có liên kết quốc tế tại Việt Nam sẽ có chi phí cao hơn từ 1.5 – 4 lần các trường khác.

Ngoài ra, trước mỗi khóa học Pi Indtitute luôn có vài suất học bổng dành tặng những học viên đăng ký sớm, cơ hội tốt dành cho những người muốn tiết kiệm chi phí

Thông thường thời gian học Thạc sĩ sẽ kéo dài từ 1 -3 năm tùy vào hình thức học là toàn thời gian, bán thời gian hay online. Thời gian không quá dài để sở hữu một tấm bằng đắt giá, hữu ích cho công việc và kiến thức của bạn trên con đường phát triển sau này.

Học Thạc sĩ là cả một quá trình và chúng mở ra cho người học nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập và kiến thức. Bên cạnh đó chi phí học Thạc sĩ tại Việt Nam không quá đắt đỏ so với du học nước ngoài nên đây cũng là lựa chọn đáng cân nhắc nếu bạn muốn phát triển hơn trong lĩnh vực đang theo đuổi.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Việt Nam học tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng mang nét độc đáo và ứng dụng. Nhằm giúp học viên nắm vững lý thuyết, có khối kiến thức tương đối toàn diện về Việt Nam được tiếp cận theo nhiều nhát cắt khác nhau; hình thành cho người học khả năng nghiên cứu những vấn đề đặc thù của Việt Nam và khả năng áp dụng những kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc chuyên ngành đào tạo.

Trang bị kiến thức nâng cao có tính liên ngành, đa ngành mang tính tổng hợp, tính đại diện và tinh hoa có định hướng về Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, Xã hội cùng với Ngôn ngữ chuyên sâu của Việt Nam.

Nâng cao khả năng, phát huy năng lực tự nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Việt Nam học với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những gì thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn,  nhất là những vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ quốc tế của Việt Nam.

C) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp,  học viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của các vị trí công tác quản lý trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; làm nguồn để tuyển chọn vào các vị trí quản lý cao hơn cũng như tham gia giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học nói chung và tiếng Việt nói riêng  ở Việt Nam hay các nước trên thế giới.

Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định liên quan đến việc đào tạo trình độ thạc sĩ tại nước ta. Vì sắp tới tôi sẽ tham gia thi tuyển và tham gia theo học chương trình thạc sĩ. Cho tôi hỏi, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tại nước ta hiện nay là bao lâu? Là một năm hay hai năm? Xin cảm ơn!

Theo quy định pháp luật hiện hành thì hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy.

Ngôn ngữ chính thức dùng trong đào tạo trình độ thạc sĩ là tiếng Việt. Việc đào tạo thạc sĩ bằng ngôn ngữ nước ngoài do cơ sở đào tạo quyết định theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT thì thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ từ một đến hai năm học. Cụ thể:

- Tối thiểu 1 năm học đối với những ngành, chuyên ngành mà ở trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm học trở lên và khối lượng kiến thức tích lũy được từ 150 tín chỉ trở lên;

- Từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với những ngành, chuyên ngành không thuộc quy định tại Điểm a, Khoản này;

- Căn cứ vào quy định về chương trình đào tạo tại Khoản 3, Điều 20 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT, thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian đào tạo, việc kéo dài thời gian đào tạo phù hợp với từng ngành, chuyên ngành đào tạo. Thời gian đào tạo kéo dài không được quá hai năm so với thời gian quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.