Cùng đến với các bài tập toán tư duy lớp 3 phổ biến ứng với các phân môn đa dạng mà quý thầy cô, các phụ huynh có thể tham khảo và rèn luyện với các bé trong dịp hè này.
Bài tập toán tư duy lớp 3 Logic So sánh và Sắp xếp
Các bài tập Toán tư duy về so sánh và sắp xếp có thể hỗ trợ các bé nắm bắt và có tư duy trong các bước tiến hành so sánh và suy luận. Hơn hết, dạng bài tập tư duy logic này giúp các bé biết được sự lớn, nhỏ của các số cũng như các hàng đơn vị của một số, phân biệt thứ hạng từ thấp đến cao và ngược lại.
Câu 1: Liệu rằng chúng ta có thể cắt 1 hình vuông thành 7 hình vuông nhỏ hơn được không? Các hình vuông sau khi cắt có thể không bằng nhau. Nếu có, hãy biểu diễn cách cắt. Nếu không, hãy giải thích.
Câu 2: Cân nặng của 6 con cá mập nhỏ hơn cân nặng của 5 con cá voi , nhưng lớn hơn cân nặng của 12 con cá heo . Coi như cân nặng của mỗi con cá mập là như nhau , và những con cá heo cũng vậy . Liệu rằng cân nặng của 2 con cá mập có lớn hơn cân nặng của 3 con cá heo không , hay ngược lại ?
Câu 3: Với bài tập này, trẻ phải suy nghĩ và tạo thành dãy số theo yêu cầu của đề bài.
Tham khảo thêm hoạt động về Logic so sánh và sắp xếp:
Bài tập toán tư duy lớp 3 về Hình học
Đây là một trong những phân môn kích thích sự tưởng tượng và tư duy của trẻ trong giai đoạn phát triển não bộ. Việc tiếp cận và vận dụng các bài tập hình học tư duy sẽ giúp trẻ có kỹ năng nhạy bén hơn trong sinh hoạt cũng như học tập ở trường.
Bài tập toán tư duy lớp 3 về Tổ hợp (Bắt cặp – Matching)
Bài toán tư duy lớp 3 về bắt cặp, hay còn gọi là matching là một trong những dạng toán tưởng dễ nhưng lại không dễ chút nào. Các bé sẽ có cơ hội suy nghĩ và “vắt óc” để tìm ra lời giải chính xác nhất. Điều này rất tốt cho sự phát triển não bộ cũng như tạo nên sự hứng thú khi được làm các bài tập về toán tư duy lớp 3 ở phân môn tổ hợp này.
Xem thêm: Trọng điểm kiến thức bài tập toán tư duy lớp 3 (bé 7-8 tuổi)
Cho con tiếp cận và khám phá bản thân cùng toán tư duy sẽ là một lựa chọn khôn ngoan của ba mẹ và góp phần ươm mầm niềm yêu thích môn toán hơn cho các bé.
Đặc biệt, tham gia các lớp học toán tư duy sẽ giúp các con kích thích khả năng suy luận và học hỏi mọi thứ xung quanh một cách khoa học nhất. Sylvan Learning Việt Nam hy vọng ba mẹ sẽ có giờ học thật vui cùng bé!
Cùng Sylvan Learning Việt Nam Chinh phục Toán tư duy lứa tuổi Tiểu Học
Chương trình Toán Tư Duy tại Sylvan Learning Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 giúp các bé khơi dậy niềm đam mê Toán học với các đặc điểm nổi trội trong chương trình giảng dạy:
Đăng ký tham gia trải nghiệm lớp học thử MIỄN PHÍ ngay: Trải nghiệm lớp Toán Tư Duy hoặc liên hệ tới Fanpage Sylvan Learning Việt Nam để nhận được những tư vấn chi tiết nhất!
MỘT SỐ BÀI TOÁN TƯ DUY DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 3
Bài 1. Có 4 đôi bít tất khác nhau để trong tủ. Hỏi không nhìn vào tủ, phải lấy ra ít nhất mấy chiếc bít tất để chắc chắn có 2 chiếc bít tất thuộc cùng một đôi?
Ta thấy trường hợp xấu nhất là lấy 4 chiếc tất mà trúng phải 4 chiếc của 4 đôi tất khác nhau.
Do đó khi ta lấy thêm 1 chiếc tất nữa, tổng cộng 4 + 1 = 5 chiếc tất thì chắc chắn có 2 chiếc tất cùng thuộc 1 đôi tất.
Bài 2. Trong một cuộc thi đấu cờ, ba bạn Trí, Dũng, Minh đạt cả ba giải cao nhất. Trí không đạt giải nhất, Dũng không đạt giải nhì, Minh không đạt giải nhất và không đạt giải ba. Hỏi ai đạt giải nhất, giải nhì, giải ba?
Do Minh không đạt giải nhất và không đạt giải ba nên Minh đạt giải nhì.
Do Trí không đạt giải nhất, Minh không đạt giải nhất nên Dũng đạt giải nhất.
Đáp số: Dũng đạt giải nhất, Minh đạt giải nhì, Trí đạt giải ba.
Bài 3. Tí nhiều tuổi hơn Sửu, Dần ít tuổi hơn Mão, Sửu nhiều tuổi hơn Mão. Hỏi bạn nào nhiều tuổi nhất, bạn nào ít tuổi nhất?
Vì Tí nhiều tuổi hơn Sửu, Sửu nhiều tuổi hơn Mão, Mão nhiều tuổi hơn Dần nên ta thấy thứ tự tuổi theo thứ tự giảm dần của các bạn là: Tí à Sửu à Mão à Dần
Bài 4. Bằng một can 5 lít và một can 3 lít em làm thế nào để đong được 1 lít hoặc 4 lít dầu hỏa từ một thùng dầu hỏa.
Nhận xét: Để đong được 4 lít, ta đổ đi 1 lít từ can đầy 5 lít
Để đong được 1 lít à ta đổ đi 3 lít từ 4 lít như trường hợp trên.
Sau lần 6, học sinh tự suy nghĩ cách làm để có thể đong được 1 lítJ
Một hướng giải khác là chúng ta có thể lấy được 1 lít bằng cách chú ý phép toán sau: 3 x 2 – 5 = 1
Bài 5. Có 9 đồng tiền hình dáng và kích thước giống nhau, trong đó chỉ có 1 đồng tiền nhẹ hơn các đồng tiền khác. Làm thế nào để hai lần cân em có thể tìm ra đồng tiền nhẹ đó?(Cân thăng bằng)
Ta chia 9 đồng tiền thành 3 nhóm. Đánh số 3 nhóm là nhóm I, Nhóm II, Nhóm III.
Lần 1: Cho 2 nhóm I và II lên hai đĩa cân.
Trường hợp 1: Nếu cân thăng bằng à đồng tiền nhẹ hơn đang ở nhóm III.
Trường hợp 2: Nếu cân không thăng bằng à đồng tiền nhẹ hơn đang ở bên cân nhẹ hơn.
Như vậy, sau lần cân thứ nhất, ta đã tìm được nhóm có đồng tiền nhẹ hơn.
Lần 2: Lấy 2 trong 3 đồng tiền ở nhóm nhẹ hơn đặt lên 2 bên cân.
Trường hợp 1: Nếu cân thăng bằng à đồng tiền còn lại là đồng tiền nhẹ hơn.
Trường hợp 2: Nếu cân không thăng bằng à bên nào nhẹ hơn chính là đồng tiền cần tìm.
HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA MATHX
Bài 6. Trong một tháng Hai có 5 ngày chủ nhật. Hỏi ngày 14 của tháng đó là thứ mấy trong tuần?
Tháng 2 có thể có 28 hoặc 29 ngày.
Nếu tháng Hai đó có 28 ngày, 28 : 7 = 4 ta có vừa đúng 4 tuần nên chỉ có đúng 4 ngày chủ nhật.
Do vậy tháng Hai mà đề bài nhắc đến có 29 ngày và ngày Chủ Nhật là ngày đầu tiên của tháng.
Các ngày Chủ Nhật là: 1; 8; 15; 22; 29
Ngày 14 của tháng đó là Thứ Bảy.
Bài 7.Trong 1 buổi học nữ công ba bạn Cúc, Đào, Hồng làm 3 bông hoa cúc, đào, hồng. Bạn làm hoa hồng nói với Cúc : “Thế là trong chúng ta chẳng ai làm loại hoa trùng với tên mình cả!” Hỏi ai đã làm hoa nào?
Nhận thấy rằng bạn làm hoa hồng nói với Cúc nên ta thấy bạn làm hoa hồng và bạn Cúc là hai bạn khác nhau à Cúc không làm hoa hồng.
Mà Cúc cũng không làm hoa cúc à Cúc làm hoa đào.
Bạn Hồng không làm hoa hồng, cũng không làm hoa đào (vì Cúc làm rồi) nên bạn Hồng làm hoa cúc.
Nhận xét: Học sinh có thể giải bài toán bằng phương pháp lập bảng.
Bài 8. Trên bàn là 3 cuốn sách giáo khoa : Văn, Toán và Địa lí được bọc 3 màu khác nhau : xanh, đỏ, vàng. Cho biết cuốn bọc bìa màu đỏ đặt giữa 2 cuốn Văn và Địa lí, cuốn Địa lí và cuốn màu xanh mua cùng 1 ngày. Bạn hãy xác định mỗi cuốn sách đã bọc bìa màu gì?
Vì cuốn sách màu đỏ đặt giữa hai cuốn Văn và Địa lí nên cuốn màu đỏ chính là cuốn sách Toán.
Cuốn Địa lí và cuốn màu xanh mua cùng ngày nên cuốn Địa lí không phải cuốn màu xanh, do đó cuốn Địa lí có màu vàng.
Bài 9. Lan ra vườn hái 10 bông hoa gồm hoa hồng và hoa cúc. Biết số bông hoa hồng nhiều hơn số bông hoa cúc. Lan cắm vào lọ 5 bông. Hỏi có thể nói chắc chắn rằng trong 5 bông hoa đó có ít nhất một bông hoa hồng hay không?
Hướng dẫn: Vì số bông hoa hồng nhiều hơn số bông hoa cúc, và tổng số bông là 10 nên số bông hoa hồng ít nhất là 6 bông, số bông hoa cúc nhiều nhất là 4 bông.
Do đó khi cắm 5 bông hoa vào lọ, thì nhiều nhất trong số đó có 4 bông hoa cúc, còn lại chắc chắn phải có ít nhất 1 bông hoa hồng.
Bài 10. Một đoàn tàu có 4 toa với 4 màu khác nhau: Đỏ, Xanh, Trắng, Vàng. Toa tàu màu Xanh không phải toa đầu và cũng không phải toa cuối. Toa tàu màu Vàng không đứng cạnh toa màu Trắng và toa màu Đỏ. Toa tàu đầu tiên màu Trắng. Hãy tìm thứ tự các toa tàu?
Toa màu xanh không phải toa đầu và cũng không phải toa cuối nên toa màu xanh ở vị trí thứ 2 hoặc thứ 3.
Toa đầu tiên là toa màu trắng, do đó toa màu vàng và toa màu đỏ phải ở vị trí 2, 3, 4.
Nếu toa màu xanh ở vị trí thứ 2 thì toa màu vàng và toa màu đỏ đứng cạnh nhau (không thỏa mãn)
Do đó toa màu xanh ở vị trí thứ 3. Toa màu vàng không đứng cạnh toa trắng nên toa màu vàng ở vị trí thứ 4, còn toa màu đỏ ở vị trí thứ 2.
Phụ huynh và các em học sinh tham khảo thêm KHÓA HỌC TOÁN NÂNG CAO LỚP 3 tại đây: TOÁN NÂNG CAO LỚP 3