Gia Công Dừa Xuất Khẩu

Gia Công Dừa Xuất Khẩu

Nước dừa rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dừa xiêm xanh nên ngày càng có nhiều người yêu thích. Các chất dinh dưỡng trong nước dừa giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hấp thu và cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.Hiện tại công ty chúng tôi đang xuất khẩu 2 loại dừa chính là dừa nguyên trái và dừa gọt vỏ. Đảm bảo nghiêm ngặt các tiêu chí về an toàn thực phẩm quốc tế cho người tiêu dùng

Cá nhân có thể tự làm thủ tục xuất khẩu dừa tươi đi nước ngoài được không?

Theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

"Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.”

Bên cạnh đó tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân như sau:

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”

Theo đó hiện không có quy định hạn chế cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài, cụ thể là dừa tươi. Tuy nhiên để xuất khẩu việc đầu tiên bạn cần làm là phải đăng ký kinh doanh.

Quy trình xuất khẩu dừa tươi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

Đối với tờ khai hải quan điện tử, quyết định về việc phân luồng tờ khai và thông báo được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức sau:

Điều này giúp tổ chức quản lý và xử lý thông tin liên quan đến tờ khai hải quan điện tử một cách hiệu quả, tuân thủ theo quy trình và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Các thủ tục hải quan xuất khẩu và nhập khẩu tương tự như các mặt hàng thương mại khác. Tuy nhiên, do dừa tươi là thực phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý về các giấy tờ kiểm định thực vật trước khi xuất khẩu dừa tươi ra nước ngoài.

Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu:

Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:

Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo về “Thủ tục xuất khẩu dừa” trước khi xuất – nhập khẩu hàng hóa, bạn nên vui lòng liên hệ V-Link Logistics để check thông tin một cách chính xác nhất vì các thông tư, nghị định luôn thay đổi một cách chóng mặt. Mọi thông tin tư vấn đều hoàn toàn miễn phí.

(HQ Online) - Nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc là cơ hội “vàng” đối với ngành dừa Việt Nam nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cho DN nếu không có sự đầu tư bài bản về vùng nguyên liệu cũng như kiểm soát chặt chẽ về quy trình canh tác, thu hái, chế biến…

Đứng trước cơ hội rất lớn tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, các DN xuất khẩu dừa tươi trong nước đã có sự chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để trái dừa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường này.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, với kinh nghiệm xuất khẩu dừa tươi khá tốt vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Canada…, công ty tự tin có thể cạnh tranh sòng phẳng với trái dừa của các nước khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia tại thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, dừa Việt Nam có ưu điểm về độ ngọt thanh mát hơn so với dừa của các nước, nên sẽ được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ bảo quản, trái dừa Việt Nam có thể để được tới 80 ngày, giúp đảm bảo chất lượng trái dừa.

“Hiện Vina T&T đang xây một nhà máy rất lớn ở Bến Tre chuyên về dừa tươi để đón cơ hội từ thị trường Trung Quốc và đã hoàn thiện được khoảng 70%. Từ nay đến khi phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy đóng gói, chúng tôi sẽ là đơn vị tiên phong xuất khẩu vào thị trường này” – ông Tùng cho biết.

Tương tự, ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Mekong cũng cho biết, công ty cũng đã xuất khẩu dừa tươi tới hơn 10 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Australia… Nên dù chưa áp dụng mã số vùng trồng và mã số nhà máy đóng gói, nhưng ông Thuật tự tin quy trình làm việc của Công ty Mekong hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí yêu cầu của phía Trung Quốc. Dự báo, trong năm tới, sản lượng xuất khẩu của Mekong sẽ tăng trưởng 30-40% so với con số 5 triệu trái hiện tại. Ông Thuật cũng có kế hoạch từng bước mở rộng công suất cùng với vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, một số DN bày tỏ lo ngại về những rủi ro trong việc đáp ứng nhu cầu quá lớn của thị trường này. Bởi lẽ thị trường thế giới chỉ định vị dừa là loại trái để uống nước. Trong khi thực tế tại vùng nguyên liệu dừa của Việt Nam có 2 loại: dừa cho trái uống nước và dừa công nghiệp để sản xuất các sản phẩm như sữa dừa, dầu dừa… Hai loại dừa này cũng có đặc điểm khác nhau. Dừa uống nước cứ sau 21-22 ngày phải thu hoạch 1 đợt, nếu để lâu hơn, cây dừa sẽ bị “treo đọt” (không ra trái). Trong khi dừa công nghiệp có thời gian thu hoạch lên tới vài tháng, nếu thu hoạch non, cây dừa công nghiệp cũng sẽ bị hiện tượng “treo đọt”.

Một DN lớn về xuất khẩu dừa tươi tại Bến Tre cho biết, nhu cầu dừa uống nước của thị trường Trung Quốc chỉ tập trung vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Thời điểm này, nhu cầu dừa tươi sẽ rất cao, trong khi các tháng còn lại hầu như không có nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc trong giai đoạn cao điểm, thị trường dừa tươi có thể “cháy hàng”, thậm chí có nguy cơ khai thác cả dừa công nghiệp để cung cấp cho các thương lái, dẫn tới rủi ro sụt giảm năng suất, thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dừa công nghiệp. Trong khi đó, các DN xuất khẩu dừa tươi cũng chịu rủi ro giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến việc cung ứng cho các thị trường hiện hữu đã xuất khẩu trong nhiều năm qua như Mỹ, châu Âu, Australia…

Thực tế này cho thấy, việc khai thác hiệu quả tiềm năng từ thị trường Trung Quốc là một bài toán không hề dễ đối với các DN ngành dừa, đòi hỏi các DN phải có sự tính toán kỹ càng và thận trọng.

Trước những lo ngại như trên của DN, để có thể khai thác hiệu quả cơ hội từ thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường xuất khẩu khác nói chung, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dừa, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho rằng, công tác kiểm soát cần được thực hiện chặt chẽ ngay tại vùng nguyên liệu để tránh tình trạng thu hái không đúng quy chuẩn. Bên cạnh sự kiểm soát của các đơn vị chức năng, theo ông Khoa, các DN cũng cần tự kiểm soát lẫn nhau để đảm bảo hiệu quả.

Ông Khoa cũng nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có quy hoạch vùng nguyên liệu bài bản. Hiện đã có một số DN đầu tư với quy mô từ 100 – 500 ha, nhưng đây mới chỉ là những làn sóng nhỏ, chưa đủ đảm bảo sự bền vững cho ngành. Cùng với đó là việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, minh bạch quy trình canh tác, sản xuất để chinh phục khách hàng tại các thị trường cao cấp.

Ông Khoa cho biết, Hiệp hội Dừa Việt Nam đang tích cực tiếp xúc với các đối tác tại Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ rất lớn. Trong tháng 9/2024, Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ dẫn đoàn hơn 10 DN, HTX tham dự nhiều hội chợ trái cây, hội chợ thực phẩm tại Trung Quốc. Dự kiến, ngày 27/9, Hiệp hội ký kết 2 thỏa thuận hợp tác (MOU) với chợ đầu mối Giang Nam và Hiệp hội Trái cây, rau quả Quảng Đông để tạo sự hợp tác bền vững, thêm động lực cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường.

Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, với việc ký kết Nghị định thư cho phép trái dừa xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay sẽ đạt khoảng 250 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.

2. Mã HS và thuế xuất khẩu dừa tươi

Theo quy định của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2024, dừa tươi được phân loại trong Phần II, Chương 08, nhóm 01. Dưới đây là mã HS Code của dừa tươi và một số sản phẩm từ dừa: Tham khảo chi tiết bên dưới:

– – Dừa đã trải qua công đoạn làm khô

(Để xác định chính xác HS Code chi tiết của từng mặt hàng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời)

Các thông tin cần phải được ghi đầy đủ trên bao bì và nhãn mác của dừa tươi bao gồm các thông tin quan trọng (cả bằng tiếng Anh và tiếng của quốc gia xuất khẩu hoặc nhập khẩu) như sau:

Ngày sản xuất/ hạn sử dụng của dừa tươi

Và một số thông tin liên quan khác

Điều này đảm bảo rằng hải quan nước nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, từ thông tin về nguồn gốc xuất sứ đến hướng dẫn sử dụng và các yếu tố quan trọng khác.

4. Bộ hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu dừa

Dừa tươi được xem như một loại thực phẩm từ thực vật, do đó khi thực hiện thủ tục xuất khẩu dừa tươiđến các quốc gia khác, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch thực vật và tiến hành hung trung hàng hóa (nếu có) trước khi xuất khẩu.

Bộ hồ sơ hải quan liên quan đến việc xuất khẩu dừa tươi được xác định theo quy định tại điều 1, khoản 5 của Thông tư số 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC).

Hợp đồng thương mại (Sales contract)

Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)

Các giấy tờ, chứng từ khác (nếu có)

Lưu ý: Bên cạnh đó, các Doanh nghiệp cũng nên tham khảo các quy định về quản lý hàng hóa tại quốc gia nhập khẩu để hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm này. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như nhà xuất khẩu chuẩn bị và bổ sung các chứng từ cần thiết trước khi bắt đầu quy trình xuất khẩu một cách dễ dàng.

*Các giấy tờ khác nếu doanh nghiệp nhập khẩu yêu cầu gồm:

1.Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O):

Chứng nhận xuất xứ không phải là một yếu tố cần thiết trong quá trình thông quan lô hàng, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt khi giao dịch trên các thị trường có kí kết các hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam. Mặc dù không bắt buộc, nhưng người mua hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

Chẳng hạn như khi xuất khẩu sang thị trường ASEAN mẫu C/O thường là mẫu D (Certificate of Origin Form D); xuất sang thị trường Trung Quốc thì sử dụng mẫu E, thị trường Mỹ thì sử dụng mẫu B và có nhiều mẫu C/O khác tùy thuộc vào quy định của từng hiệp định thương mại được ký kết cụ thể như sau:

Bộ hồ sơ để xin cấp Chứng nhận Xuất xứ hàng hóa bao gồm:

Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)

Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.

Hóa đơn đường biển (Bill Of Lading)

Danh sách hàng đóng gói (Packing List)

Thêm vào đó, việc cung cấp các thông tin liên quan đến về định mức cho tiêu hao sản xuất và quy trình sản xuất của sản phẩm là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, các tài liệu về nguồn gốc của nguyên vật liệu cũng cần được cung cấp, bao gồm tờ khai nhập khẩu, hóa đơn mua nguyên vật liệu, và bảng kê thu mua. Điều này giúp chứng minh rõ ràng về nguồn gốc và quá trình sản xuất của sản phẩm, đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của hàng hóa.

2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

Chứng chỉ tự do lưu hành (CFS) là một loại văn bản được cấp bởi cơ quan chính phủ có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoặc sản phẩm. CFS chứng nhận rằng hàng hoặc sản phẩm đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại quốc gia xuất khẩu. Việc yêu cầu chứng chỉ tự do lưu hành cho lô hàng dừa tươi xuất khẩu phải tuân theo Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg, quy định về chứng chỉ tự do lưu hành đối với hàng hoặc sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu.

Hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

Đơn xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) phải đề cập đến các yếu tố sau: tên hàng hóa, mã HS của hàng, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có) và quốc gia nhập khẩu hàng hóa. Văn bản này cần có 1 bản chính, được phát hành bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Bản sao của Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng với con dấu của thương nhân, cũng cần được đính kèm vào đơn đề nghị.

Danh sách các cơ sở sản xuất (nếu có) bao gồm tên và địa chỉ của cơ sở, cũng như các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu cũng phải được đưa vào đơn, với 1 bản chính.

Tiêu chuẩn công bố cho sản phẩm, kèm theo cách thể hiện (trên nhãn, bao bì, hoặc tài liệu kèm), cũng phải đính kèm vào đơn và 1 bản sao có dấu thương nhân.

3. Giấy chứng nhận y tế - Health Certificate (HC):

Chứng nhận y tế, được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, là văn bản được cấp cho sản phẩm dừa tươi theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình đề nghị cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho sản phẩm dừa tươi dựa trên Thông tư số 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm:

Yêu cầu cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu được quy định trong Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này phải được thực hiện.

Kết quả kiểm nghiệm cho từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu phải bao gồm các tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật). Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định, phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được chấp nhận phải được cung cấp (bản gốc hoặc bản sao chứng thực).

Mẫu nhãn sản phẩm phải có bản sao được xác nhận bởi tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền.

Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong trường hợp cần thiết) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân) cũng phải được cung cấp.

4. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification):

Chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn về hàng hóa là thực vật. Việc kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý của Nhà nước và các tổ chức chức năng khác, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật gây hại và cỏ dại nguy hiểm. Tương tự như một giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được vận chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm:

Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).

Vận đơn, Invoice, Packing List.

Giấy ủy quyền làm chứng nhận kiểm dịch thực vật (nếu có)

Mẫu của lô hàng dừa tươi cần kiểm dịch thực vật.

Quy trình kiểm dịch thực vật như sau:

Gửi đơn đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu cung cấp bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu tới cơ quan kiểm dịch thực vật và thực hiện khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Tiến hành lấy mẫu:Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất 1-2 ngày trước khi mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch thực vật thực hiện quá trình lấy mẫu. Mẫu có thể được kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy sản xuất.

Khai báo thông tin:Thực hiện việc khai báo các thông tin về lô hàng trên hệ thống để có chứng thư nháp.

Bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư:Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ xác nhận hoặc điều chỉnh. Sau đó, tiến hành bổ sung hồ sơ và nhận chứng thư gốc từ cơ quan kiểm dịch.